Tiểu đường là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi. Đây là nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng như hạ đường huyết, gây biến chứng nhiều tại thận, tim não và mắt… Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người già cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế cần phải có cách chăm sóc và điều trị một cách khoa học để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng tiểu đường.
Tại Việt Nam, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện có 3,53 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường. Mỗi năm có gần 29.000 người tử vong do các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Với mức tiêu tốn gần 800 triệu USD/năm cho điều trị căn bệnh này, đây là gánh nặng vô cùng to lớn cho gia đình và xã hội.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở Người cao tuổi
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống tĩnh ít hoạt động, người cao tuổi béo phì, thừa cân.
Đặc điểm của người mắc bệnh tiểu đường
- Mệt mỏi thường xuyên
- Đói nhiều, ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh
- Khô họng, hay khát nước
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là về ban đêm
- Tê bì, châm chích tay chân, đau nhức bắp thịt
- Mắt đau nhức, nhìn mờ, hay chảy nước mắt
Mặc dù triệu chứng giống nhau nhưng bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi lại khó phát hiện hơn, bởi vì các triệu chứng này thường không quá rõ ràng, chỉ xuất hiện khi đường huyết tăng cao. Một nguyên nhân nữa là do người bệnh bị nhầm lẫn, cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của tuổi già.
Vì triệu chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi không mang tính điển hình nên dễ chẩn đoán sót và chẩn đoán sai. Nhìn chung, ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, nếu có triệu chứng thì cũng rất nhẹ. Ví dụ như: không ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều…
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi nguy hại thế nào?
Với những đặc điểm riêng về độ tuổi nên người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng phải đối mặt với những mối nguy hại riêng như:
- Gây ra nhiều biến chứng mãn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.
- Tỉ lệ tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) Bệnh tiểu đường còn làm cho người cao tuổi dễ bị trầm cảm. Làm suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…
- Người cao tuổi bị tiểu đường còn thường bị giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer…
Chế độ chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường
Tập thể dục điều độ
Việc kiểm soát lối sống và thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng với người cao tuổi. Việc vận động đều đặn các bài tập giúp cơ thể sử dụng hormone insulin nhiều hơn, từ đó giúp giảm cân, giảm cả nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Đối với người lớn tuổi, nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Với các hoạt động khác nhau, như: Đi bộ, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, tập yoga,…
Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đề phòng nhiễm trùng. Điều trị ngay các vết thương xây xát tay chân, làm tốt vệ sinh răng miệng…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh tiểu đường vốn phổ biến đối với Người cao tuổi. Có rất nhiều lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của Người cao tuổi để tránh mắc tiểu đường cũng như điều trị căn bệnh này.
Không nên bỏ bữa sáng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ), những người có thói quen bỏ buổi sáng dù chỉ là 1 buổi/ tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng sẽ cao hơn người bình thường đến 20%.
Không ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ kháng insulin, điều đặc biệt là các insulin này thường được tiết ra vào buổi sáng, nếu ít ăn sáng đồng nghĩa với việc insulin có thể bị ngừng sản xuất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy nên thường xuyên ăn sáng và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
- Ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột và các chất béo, nên bổ sung 20-35gr chất xơ/ngày từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, trái cây và rau củ
- Thêm protein vào chế độ ăn hàng ngày. Vì trong protein có các thành phần giúp duy trì năng lượng của cơ thể, duy trì sự trao đổi chất.
- Thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc, dầu ô liu, bơ,… Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật.
- Loại bỏ hoàn toàn thức ăn nhiều gia vị, phụ gia, đồ đóng gói hoặc chế biến sẵn.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, v.v.
- Hạn chế tối đa thức ăn chiên xào, nấu, nướng kỹ.
Bên cạnh đó, nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh, chủ yếu là những thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa….Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo. Nhưng vẫn phải bảo đảm các vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
Sử dụng đúng loại thuốc
Không sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung không cần thiết.
Bên cạnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt hợp lý thì người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng đúng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng, nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Dùng không đủ liều sẽ giảm hiệu quả tác dụng của thuốc.
Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TÂM ĐỨC, với mục tiêu đặt ra từ ban đầu đối với người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường đang sinh sống tại trung tâm là chăm sóc kĩ từng bữa ăn, giấc ngủ, lựa chọn kĩ từng loại rau, thịt, cá, chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tối đa tình trạng sức khỏe. Đặc biệt lượng đường huyết luôn kiểm soát tốt trong giới hạn, lượng thuốc sử dụng vào cơ thể so với thời gian đầu gia đình mới đưa người cao tuổi đến đã giảm đi rất nhiều. Mỗi người cao tuổi có chế độ chăm sóc khác nhau đạt được nhiều kết quả tốt hạn chế mắc đợt cấp cũng như ổn định đường huyết lâu dài.